Abstract: | Trong hơn 20 năm phát triển theo hướng bền vững, Việt Nam đã thu được những thành tựu nhất định. Tuy nhiên, những thành tựu đạt được chưa xứng tầm với tiềm năng của đất nước: Phát triển chưa bền vững trong cả ba trụ cột: kinh tế, xã hội và đặc biệt là về môi trường. Năm 2015 là mộtnăm bước ngoặccủa thế giới trong phát triển bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu: 4 hiệp định toàn cầu của Liên Hiệp Quốc đã được thông qua (Khung Hành động Sendai về giảmthiểu rủi ro thiên tai, Chương trình Hành động Addis Ababa, Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững và Thỏa thuận Paris về khí hậu). Các hiệp định khu vực quan trọng cũng đang được triển khai và xây dựng (Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương –TPP, Hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN…). Trong bối cảnh mới đó, Việt Nam, bên cạnh những cơ hội, cũng đối mặt với nhiều khó khăn thách thức, nhất là về mặt môi trường: biến đổi khí hậu gia tăng, môi trường và tài nguyên suy thoái; Gia tăng về nhu cầu sửdụng năng lượng… Trên cơ sở phân tích thực trang, tồn tại, thách thức của phát triển bền vữngtrong bối cảnh biến đổi toàn cầu và đổi mới của đất nước hiện nay, bài báođã đề xuất một số giải pháp mang tính chiến lược đề giải quyết vấn đề theo hướng tăng trưởng xanh, bao gồm: Đổi mới tư duy; Hoàn thiện thể chế chính sách; Đổi mới công tác quy hoạch; Xây dựng và vận hành hê thống cơ sở dữ liệu quốc gia; Phát triển cách tiếp cận hệ thống-liên ngành/dựa trên hệ sinh thái trong hoạch định chính sách và quản lýphát triển; Phát triển hệ thống giám sát-đánh giá khách quan, đảm bảo tính minh bạch trong toàn hệ thống xã hội; Phát triển giáo dục-đào tạo và khoa học-công nghệ/đổi mới sáng tạo, để tạo ra các động lực mới cho sự phát triển của đất nước, để xây dựng và triển khai Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc. |