Abstract: | Phát triển kinh tế-xã hội vùng và tăng cường liên kết vùng là những vấn đề có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và được hình thành, tồn tại một cách khách quan trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của nhiềuquốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.Có nhiều các tiếp cận khác nhau khi nghiên cứu vùng và liên kết vùng, nhưng nhìn chung, cơ sở lý luận về vùng, phát triển kinh tế vùng, liên kết phát triển vùng chủ yếu được căn cứ theo các lý thuyết về phân cực, phân vùng, tăng trưởng kinh tế, kinh tế không gian, quy hoạch phát triển,… Trong bối cảnh Việt Nam ngày càng mở rộng sự hội nhập với thế giới, nền kinh tế đất nước đứng trước nhiều thách thức mới, chính sách phát triển vùng, liên kết vùng có vai trò ngày càng quan trọng, không những là một nguồn động lực cho sự phát triển kinh tế, mà đồng thời cũng là một công cụ chính sách hữu hiệu cho các vùng khó khăn (trong đó có Tây Bắc) trong việc bảo tồn tài nguyên, sinh thái, ổn định an ninh, chính trị, xã hội,… Với bài viết này, bên cạnh việc luận giải các vấn đề lý thuyết liên quan đến vùng và liên kết vùng, tác giả đã chỉ ra những lợi thế (về địa lý, tài nguyên, điều kiện kinh tế-xã hội) cũng như những khó khăn, thách thức đối với việc phát triển vùng và liên kết vùng ở Tây Bắc. Đồng thời, tác giả cũng đề xuất được một số khuyến nghị có giá trị bao gồm những giải pháp căn cơ (khôi phục các thế mạnh tự nhiên, phát huy lợi thế so sánh,…) và những giải pháp trước mắt (giao rừng đến từng hộ dân, phát triển sản phẩm nông nghiệp ôn đới, quản lý tốt việc khai thác khoáng sản,…). |