http://192.168.1.231:8080/dulieusoDIGITAL_123456789/5543
Title: | Phục hồi điều kiện cổ môi trường khu vực hồ Ao Tiên, Vườn Quốc gia Ba Bể bằng phương pháp đồng vị bền |
Authors: | Đặng Minh Quân |
Issue Date: | 2020 |
Publisher: | Đại học Quốc gia Hà Nội |
Abstract: | Nghiên cứu hồi phục đặc điểm cổ môi trường và cổ khí hậu nhằm làm sáng tỏ các đặc trưng môi trường và khí hậu trong quá khứ. Các nghiên cứu cổ môi trường và cổ khí hậu cung cấp các thông tin quan trọng cho các nghiên cứu mô phỏng xu thế biến đổi môi trường và khí hậu trong tương lai. Mục tiêu của nghiên cứu này là phục hồi điều kiện cổ môi trường của khu vực hồ Ao Tiên, Vườn quốc gia Ba Bể bằng sử dụng các chỉ thị đặc điểm thành phần độ hạt trầm tích, vật chất hữu cơ (LOI), đồng vị bền (δ13C và δ15N) và tỷ số C/N trong cột mẫu trầm tích. Sự biến đổi đồng thời về đặc điểm trầm tích, đồng vị bền chỉ ra đặc điểm môi trường trong khoảng 700 năm trước đến nay khu vực được chia thành ba giai đoạn chính: Giai đoạn từ năm 1300 đến năm 1424 là giai đoạn khí hậu có mưa nhiều, hồ có mực nước tương đối cao và phổ biến vật chất hữu cơ có nguồn gốc từ thực vật C3 xung quanh hồ; Giai đoạn từ năm 1424 đến năm 1864 là giai đoạn mực nước hồ giảm liên tục và đạt thấp nhất do sự giảm lưu lượng nước xung quanh chảy về hồ. Thành phần vật chất hữu cơ là có nguồn gốc hỗn hợp của thực vật quang hợp C3, thực vật phù du và có xu hướng phát triển của tảo lam và tảo nâu. Giai đoạn từ năm 1864 đến nay, là giai đoạn có mực nước hồ tăng, nguồn gốc vật chất hữu cơ trong trầm tích là hỗn hợp của thực vật sống quanh hồ và thực vật phù du. Cuối giai đoạn này, từ 1957 đến nay được đặc trưng bởi sự giảm lượng mưa ở khu vực, mực nước hồ tương đối thấp. Nguồn vật chất hữu cơ trong trầm tích chủ yếu có nguồn gốc từ tảo nâu và tảo lam với sự chiếm ưu thế của tảo nâu trong điều kiện nghèo dinh dưỡng. |
URI: | http://192.168.1.231:8080/dulieusoDIGITAL_123456789/5543 |
Appears in Collections: | Các chuyên ngành khác |
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
4238-49-8533-1-2-20180327.docx | 6.86 MB | Microsoft Word XML | View/Open |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.