Abstract: | Nghiên cứu trình bày hiện trạng kiểu phóng xạ tự nhiên môi trường trong nhà và môi trường làm việc của người dân khu vực huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang thông qua nồng độ khí radon (222Rn và 220Rn) trong không khí. Người dân địa phương có tập quán canh tác ngay tại các thung lũng, hố sụt karst và sống trong các căn nhà trình tường, một kiểu nhà kín, ẩm thấp, ít lưu thông không khí. Kết quả khảo sát cho thấy không khí ở các hố sụt và lòng chảo karst có nồng độ 222Rn dao động từ 30 -98 Bq m-3và nồng độ 220Rn dao động 37 -406 Bq m-3,tương ứng với tổng liều chiếu 0,6 -4 mSv năm -1, cao hơn 1 -4 lần giới hạn liều chiếu theo khuyến cáo của IAEA (1996). Môi trường không khí trong nhà trình tường truyền thống có nồng độ 222Rn là 0 -101 Bq m-3 và 220Rn là 86 -535 Bq m-3, tương ứng với tổng liều chiếu 9,6 -45,4 mSv năm -1, cao gấp 9 -45 lần giới hạn liều do IAEA khuyến cáo. Đối sánh nồng độ khí radon trong nhà trình tường với các nhà xây bằng vật liệu hiện đại (gạch nung, sắt thép, bê tông, tường vôi xi măng) cho thấy nồng độ 222Rn (0 -115 Bq m-3)và 220Rn (0 -37 Bq m-3)trong các ngôi nhà xây bằng vật liệu hiện đại thuộc ngưỡng an toàn so với quy chuẩn phóng xạ trong nhà 200 Bq m-3(QCVN 7889:2008) và 150 Bq m-3(EPA, 2003)đối với 222Rn; nồng độ này tương ứng với tổng liều chiếu 0 -6,2 mSv năm-1, cao có thể tới 6 lần giới hạn liều chiếu (IAEA). Nhìn chung, nồng độvà tổng liều chiếu trong do khí radon (222Rn và 220Rn) với môi trường nhà ở khu vực huyện Đồng Văn tương đối cao, đặc biệt trong các nhà trình tường truyền thống. |