Skip navigation
Please use this identifier to cite or link to this item: http://192.168.1.231:8080/dulieusoDIGITAL_123456789/5166
Title: Đặc điểm tướng và môi trường trầm tích Miocen sớm - giữa khu vực lô 102 - 106, Bắc bể Sông Hồng
Authors: Phạm Khoa Chiết
Issue Date: 2020
Publisher: Đại học Quốc gia Hà Nội
Abstract: Khu vực nghiên cứu lô 102 - 106, Bắc bể Sông Hồng có đặc điểm cấu trúc địa chất phức tạp, đặc điểm môi trường trầm tích và triển vọng dầu khí hoàn toàn khác biệt với phần trung tâm và Nam bể Sông Hồng. Về kiến tạo khu vực nghiên cứu chịu ảnh hưởng biến dạng, chồng lấn, kiến trúc khu vực phía Tây Bắc liên quan đến hoạt động trượt giãn của hệ thống đứt gãy Sông Hồng và phần cấu trúc đới nâng Bạch Long Vĩ về phía Đông Bắc cũng là hệ quả của vận động này. Vào Miocen sớm-giữa, về phía Đông Bắc Lô 106 (khu vực Bạch Long Vĩ) bị nâng lên mạnh mẽ dẫn đến vắng mặt trầm tích của các hệ tầng Phong Châu và Phủ Cừ. Tuy nhiên, khu vực Trung tâm (rìa Tây Bắc lô 102) vùng chịu chế độ kiến tạo sút lún sau tách giãn (post-rift), hình thành trầm tích Miocen sớm - giữa với bề dày lớn, kéo dài từ lô 102 và tăng dần xuống phần Đông Nam, còn khu vực Đông Bắc lô 106 bề dày trầm tích Miocen rất nhỏ hoặc không có trầm tích. Các thành tạo trầm tích Miocen sớm có đặc trưng chuyển tiếp từ môi trường châu thổ sang biển ven bờ và biển nông, có thể trở thành tầng sinh và chứa dầu khí có ý nghĩa của bể. Các thành tạo Miocen giữa, muộn thể hiện môi trường trầm tích biến đổi từ các tướng biển nông xen kẽ môi trường châu thổ, chúng có thể đóng vai trò tầng chứa và tầng chắn dầu khí trong khu vực nghiên cứu.
URI: http://192.168.1.231:8080/dulieusoDIGITAL_123456789/5166
Appears in Collections:Các chuyên ngành khác

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
c-im-tng-va-moi-trng-trm-tich-miocen-sm-gia-khu-vc-lo-102-106-bc-b-song-hng.pdf5.45 MBAdobe PDFView/Open
Show full item record


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.