Abstract: | Mặc dù là nguyên nhân gây ra ô nhiễm cho khu vực trồng nấm, nhưng bã thải trồng nấm lại là nguyên liệu hữu cơ giàu dinh dưỡng có thể sử dụng cho sản xuất phân hữu cơ, đặc biệt khi kết hợp thêm với một số phế phụ phẩm nông nghiệp khác. Kết quả nghiên cứu sau 40 ngày, cho thấy sản phẩm từ các công thức thí nghiệm đều cho pH (7,22-7,87) và độ ẩm (60,20%-73,28%.) thích hợp cho cây trồng, đặc biệt hàm lượng chất hữu cơ rất cao với CT1 72,20%, CT3 61,94%, CT2 54,92% và thấp nhất là CT5 cũng đạt 27,62%. Hàm lượng N tổng số đạt cao nhất ở CT1 với 0,58%, tiếp theo là CT2 0,55% còn CT5 thấp nhất với 0,25%; hàm lượng P tổng số tương đối thấp chỉ đạt 0,35% ở CTĐC, 0,22% ở CT2 và thấp nhất ở CT5 với 0,15%; K tổng số khá đồng đều trong đó, CT5 đạt cao nhất với 0,80% và CT4 thấp nhất chỉ 0,46%. Có thể thấy rằng, sản phẩm từ các công thức phối trộn có thân, lá cây ngô và thân, lá cây sắn, lạc là CT1, CT2 và CT3 đều cho giá trị dinh dưỡng cao hơn. Tuy nhiên, khi tiến hành thử nghiệm với rau cải thì chỉ có sản phẩm từ CT1 và CT3 là cho cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt hơn cả, còn với sản phẩm từ CT2 thì rau lại kém phát triển hơn so với cả các công thức khác. Như vậy, việc phối trộn thân, lá cây ngô với bã thải trồng nấm trong sản xuất phân hữu cơ mang lại tiềm năng lớn trong tăng cường chất lượng sản phẩm sau xử lý, đồng thời giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm từ phế phụ phẩm nông nghiệp. |