Skip navigation
Please use this identifier to cite or link to this item: http://192.168.1.231:8080/dulieusoDIGITAL_123456789/4735
Title: ĐÔNG KINH NGHĨA THỤC VÀ PHONG TRÀO NGHĨA THỤC Ở VIỆT NAM
Authors: Chương Thâu
Issue Date: 2020
Publisher: Đại học Quốc gia Hà Nội
Abstract: Nguyên ủy của cái từ “nghĩa thục” (Public school) với tất cả hàm nghĩa của nó, vốn tự nước Anh và do Fukuzawa Yukichi (1835-1901) một võ sĩ đạo và là một học giả uyên bác của Nhật Bản thời Minh Trị (Neiji), người đã sớm tiếp thu được tư tưởng tự do dân chủ tư sản phương Tây và lần đầu tiên lập ra ở Nhật Bản một "gijuku” (nghĩa thục) năm 1868, lấy tên là Keio Gijnku (Khánh ứng Nghĩa thục). “Keio” là để ghi nhớ triều đại trước chính thể Minh Trị (1865), còn “Gijuku” là cố ý lột tả tinh thần “public school" của người Anh. Tinh thần này, theo Fukuzawa, bao gồm bốn tính chất quan trọng, sẽ góp phần làm rạng danh cho người Nhật: tính tự cường, ý chí độc lập, óc tháo vát và lòng tự nguyện đóng góp vào các việc công ích công thiện. Trường này, từ chỗ chỉ nhằm dạy các học viên lớn tuổi, rồi các học viên lớn tuổi này lại dạy lại cho các học viên nhỏ tuổi hơn. Cho đến năm 1874, trường đã có một số lớp “tiểu” và “trung học”. Năm 1890, với sự cộng tác của một số giáo sư đại học Harvard (Mỹ), trường mở thêm các lớp “đại học”. Năm 1891, trường mở thêm một số lớp học ban đêm chuyến dạy các mồn thương mại. Và từ 1905, trường lại mở thêm một phân khoa chuyên về khoa học kinh doanh ngoài bốn phân khoa đã có sẵn: kinh tế, chính trị, luật học và văn chương. Keio Gijuku trở thành một “Đại học cự lập” đầu tiên khá hoàn chỉnh ở trên đất Nhật. Có ý kiến cho rằng, sở dĩ Fukuzawa đứng ra mở Đại học tự lập đầu tiên này là nhằm “thiết lập một lực lượng đối lập để quân bình hóa khí thế mỗi lúc một mạnh của chính quyền Minh Trị. Tiên sinh quan niệm phải có tiếng nói đối lập, Nhật Bản mới canh tân được một cách kiên trì, liên tục. Ý kiến đó có phần xác đáng. Vì rằng, tìm hiểu lịch sử trường Keio Gijuku và tư tưởng của người sáng lập ra trường Keio này, chúng ta thấy rõ nét độc đáo. Công sức của Fuuawa đóng góp cho sự nghiệp “duy tân" của thời Minh Trị cũng từng ghi nhận sự thực hiển nhiên đó.
URI: http://192.168.1.231:8080/dulieusoDIGITAL_123456789/4735
Appears in Collections:Các chuyên ngành khác

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
ky_02740.pdf5.07 MBAdobe PDFView/Open
Show full item record


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.