http://192.168.1.231:8080/dulieusoDIGITAL_123456789/4657
Title: | Đánh giá thích nghi sinh thái phục vụ phát triển kinh tế và bảo tồn rừng ngập mặn khu vực Mũi Cà Mau |
Authors: | Phạm Hạnh Nguyên |
Issue Date: | 2020 |
Publisher: | Đại học Quốc gia Hà Nội |
Abstract: | Đánh giá thích nghi sinh thái là một bước đánh giá quan trọng trong đánh giá cảnh quan theo hướng kinh tế sinh thái phục vụ tổ chức không gian sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Trong bài báo, các tác giả đã đánh giá sự thích nghi của cảnh quan cho một số loài thực vật rừng ngập mặn (cây Mắm trắng (Avicennia alba), cây Đước (Rhizophoza apiculata)) và một số loại hình phát triển kinh tế (nuôi trồng thuỷ sản chuyên canh hoặc quảng canh cải tiến, du lịch sinh thái) phục vụ phát triển kinh tế và bảo tồn rừng ngập mặn khu vực Mũi Cà Mau. Việc đánh giá tổng hợp được thực hiện theo bài toán trung bình nhân từ các đánh giá thành phần, xác định trọng số của các yếu tố đánh giá dựa trên kết quả so sánh ảnh hưởng của các yếu tố theo phương pháp ma trận tam giác, phân hạng mức độ thích nghi dựa trên khoảng điểm tính theo công thức khoảng cách đều. Kết quả đánh giá cho thấy khu vực Mũi Cà Mau có tiềm năng cao trong việc phát triển và bảo tồn RNM nhờ sự thích nghi sinh thái của cây ngập mặn với diện tích lớn khu vực nghiên cứu. Tại khu vực Mũi Cà Mau có thể phát triển đồng thời 2 loại hình nuôi trồng thủy sản chuyên canh và quảng canh cải tiến do điều kiện sinh thái thuận lợi. Loại hình nuôi trồng thủy sản quảng canh cải tiến có tiềm năng phát triển tốt tại tiểu vùng cảnh quan Viên An, Đất Mũi, Đất Mới. Loại hình nuôi trồng thủy sản chuyên canh phát triển thích hợp tại tiểu vùng cảnh quan Đất Mới, Viên An. Du lịch sinh thái có tiềm năng phát triển tốt tại tiểu vùng cảnh quan bãi bồi phía Tây và tiểu vùng cảnh quan Đất Mũi. |
URI: | http://192.168.1.231:8080/dulieusoDIGITAL_123456789/4657 |
Appears in Collections: | Các chuyên ngành khác |
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
275-1-538-1-10-20160413.pdf | 492.42 kB | Adobe PDF | View/Open |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.