Abstract: | Tham gia và theo dõi các cuộc khai quật khảo cổ thời sơ kỳ kim khí (early metallic age) ở vùng ven biển Trung và Nam Trung Bộ niên đại khoảng 3-000 Tr. CN đến đầu CN (Common Era) trong suốt 15 năm qua (1989 - 2004) từ Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế đến Quảng Nam, Ngũ Hành Sơn, Cù Lao Chàm, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Hòn Tre, Bích Đầm, Ninh Thuận, Bình Thuận và xa hơn nữa về phía Nam tới Bà Rịa - Vũng Tàu, Côn Đảo ngày nay, liên hệ với các cuộc khai quật khảo cổ cũng về các di tích sơ kỳ kim khí ở các bán đảo doi đất (lagunes) ở trong vịnh Hạ Long - Bái Tử Long, ở Hong Kong và miền duyên hải Đông Nam Trung Quốc (Quảng Đông - Phúc Kiến) ngược sang Taiwan và lên đến Okinawa (Hara), tôi nhận thấy đấy là một đa phức hệ (multiplese) các nền văn hóa tiền - sơ sử (preprotohistoric) có nhiều tương đồng và dị biệt và có sự giao lưu, tiếp xúc, đan xen văn hóa (contacts, acculturation) với nhau mà nổi bật là việc sử dụng ốc biển mặt trăng và ốc tai tượng làm công cụ và dụng cụ. Ốc tai tượng ( Turbo) - ngư dân biển Nam Trung Bộ Việt Nam còn gọi là ốc bồ (tượng » bồ » elephant) là một đặc sản của miền biển nhiệt đới Nam Thái Bình Dương |